inveter hòa lưới chint

inveter hòa lưới chint

    inveter hòa lưới chint

    9.500.000 đ
    9.700.000 đ
  • CPS SCA3KTL-S/EU
    IEC62109,IEC62116/IEC62117,IEC61683,IEC60068,IEC61000

Bạn bắt đầu về inverter hòa lưới với những câu hỏi như sau :

Cần bao nhiêu tấm pin để inverter hòa lưới hoạt động nhỉ ?

Điện áp lưới thấp liệu inverter hòa lưới có hoạt động được không ?

Tấm pin 12V inverter có hoạt động được không ?

1 Inverter hòa lưới có dùng cho 2 máy lạnh được không ?

Giá thành của inverter hòa lưới hiện tại như thế nào ?

Hàng chục câu hỏi chạy trong đầu bạn. Bạn muốn nhận được câu trả lời thỏa đáng, bạn khao khát hiểu về lợi ích inverter hòa lưới mang lại cho bạn. Nhưng bạn chỉ nhận được câu trả lời một cách chung chung và đôi khi quá sâu về kỹ thuật.

Cuối cùng trong tâm trạng bối rối bạn đành gật đầu và nói rằng “ Ok, tôi đã hiểu “ trong khi lòng bạn muốn gào thét lên rằng “ Chúng là thế nào cơ chứ ? tại sao… tại sao…”

Bởi vì họ không tận tình giúp bạn hiểu được tường tận vấn đề ?

Không, bản thân họ đã vắt kiệt khả năng và kiến thức để giúp bạn

Sự thật ở đây là...

Trước khi làm việc bạn cần học tập, trước khi thành công bạn cần vấp ngã. Trước khi bạn hiểu về inverter hòa lưới bạn cần kiến thức gốc rễ đâm sâu và nảy nở trong tâm trí bạn.

Đó là khi cái gật đầu chắc nịch của bạn kèm theo ánh mắt ánh lên sự tự tin thay cho khuôn mặt bần thần và tâm trạng bối rối.

Và trong hướng dẫn toàn tập về inverter hòa lưới này, bạn sẽ thay đổi kịch bản này của bạn mãi mãi.

 

Inverter hòa lưới là gì ?

Inverter hòa lưới là thiết bị biến đổi điện năng một chiều của giàn pin năng lượng mặt trời sang điện năng xoay chiều để cấp điện cho thiết bị sử dụng.

Tại sao lại bạn lại cần chuyển đổi cơ chứ ? Tại sao lại không sử dụng trực tiếp năng lượng từ giàn pin nhỉ ?

Bởi vì các thiết bị trong nhà bạn, lưới điện quốc gia đều sử dụng điện xoay chiều ( AC ). Trong khi đó tấm pin mặt trời sản xuất điện một chiều ( DC ). Vì vậy, chúng ta cần chuyển đổi thông qua inverter hòa lưới.

Điều này giống như việc bạn quy đổi vàng thành tiền mặt để có thể chi tiêu và mua sắm cho bản thân mình. Bởi vì khi bạn cầm vàng ra chợ để mua quần áo, sẽ không ai bán cho bạn cả, họ mua bán bằng tiền mặt, không phải bằng vàng.

Rất nhiều người hỏi rằng “ Vậy 1 inverter hòa lưới liệu có đủ điện cho 2 máy lạnh sử dụng hay không nhỉ ? “

Câu trả lời là nếu nhà bạn có 2 hoặc 20 máy lạnh thì chúng luôn đủ điện để hoạt động.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới hoạt động song song với điện lưới nhà bạn.  Vì vậy tất cả thiết bị điện trong nhà bao gồm tivi, tủ lạnh ,máy giặt đèn, chiếu sáng vv…  luôn được đảm bảo đủ điện để hoạt động. Bất cứ khi nào tải sử dụng vượt quá lượng điện mặt trời, điện lưới sẽ cung cấp lượng điện còn thiếu cho tải. 

Mấu chốt thiết bị luôn sử dụng hết lượng điện mặt trời từ hệ thống ( miễn phí ) trước khi sử dụng điện lưới ( trả phí ). Từ đó giúp bạn cắt giảm hóa đơn tiền điện, thứ khiến bạn đau đầu tìm cách giảm bớt mỗi tháng đặc biệt là trong mùa nắng nóng.

Công suất hệ thống điện mặt trời càng lớn, bạn càng ít phải mua điện từ điện lưới.

Hay nói cách khác inverter hòa lưới điều khiển quá trình cấp điện cho tải sử dụng và giúp bạn giảm tiền điện mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm và trong suốt vòng đời của hệ thống.

Ngoài ra nếu tải sử dụng không hết lượng điện mặt trời. Inverter đẩy lượng điện dư này ra lưới và điện lực trả tiền vào tài khoản cho bạn mỗi tháng ( sau khi ký kết hợp đồng mua bán điện ). Thật tuyệt phải không nào, bạn có nguồn thu nhập từ hệ thống mà bạn không phải điều hành và đổ mồ hôi công sức. Tại sao tôi lại nói như vậy nhỉ ?

Bởi vì bên trong Inverter hòa lưới là một cỗ máy hoàn hảo giúp bạn tự động 100% 

Xử lý và chế biến nguyên liệu miễn phí :

  • Tối ưu điện năng thu được từ giàn pin mặt trời
  • Biến đổi điện năng DC từ giàn pin mặt trời sang điện áp AC

Phân phối thành phẩm và hái tiền về cho bạn :

  • Cấp điện AC cho tải sử dụng, giúp bạn giảm tiền mua điện từ lưới
  • Trả ngược điện năng còn dư của hệ thống ra lưới để bán cho điện lực, giúp bạn tạo thu nhập thụ động.

Bảo vệ và xử lý sự cố phát sinh một cách hoàn hảo :

  • Thông báo sự cố xảy ra với hệ thống giúp bạn làm chủ tình hình.
  • Dừng hoạt động khi hệ thống rơi vào tình trạng nguy hiểm, bảo vệ hệ thống trước những hiểm họa nghiêm trọng.

Giám sát và cung cấp dữ liệu chi tiết về hoạt động của hệ thống cho ông chủ tối cao là bạn :

  • Thống kê thông số hoạt động của hệ thống điện mặt trời hòa lưới.
  • Báo cáo tình trạng hệ thống điện mặt trời hòa lưới từ xa qua mạng internet.

Bạn sở hữu một cỗ máy “ đào tiền “ từ mặt trời hiện đại nhất từ trước đến nay. Bạn có thể đi làm, du lịch, nghỉ dưỡng.... Trong khi đó inverter vẫn cật lực tạo ra lưu lượng tiền mặt chảy vào ngân hàng của bạn mỗi tháng. 

Vậy bên trong một cỗ máy như vậy bao gồm những yếu tố nào cấu thành. Bạn đang băn khoăn trước các thông số được nêu trong catalogue của sản phẩm ?

Hãy để phần phía dưới đây giúp bạn.

 

Giải mã các thông số nền tảng của inverter hòa lưới

 

Phía DC của inverter hòa lưới ( Mẫu Inverter Uno của ABB )

Absolute maximum DC input voltage (Vmax,abs) : Điện áp ngõ vào DC tối đa cho phép của inverter. Vì vậy điện áp hở mạch của string nhỏ hơn con số này giúp inverter không bị hư hỏng.

Start-up DC input voltage (Vstart) : Inverter sẽ khởi động khi điện áp của string lớn hơn hoặc bằng giá trị này. Ngoài ra hãng ABB cho phép bạn điều chỉnh từ 100-250V.

Operating DC input voltage range (Vdcmin…Vdcmax) : Dải điện áp hoạt động của Inverter. Khi điện áp của string nhỏ hơn giá trị Vdcmin( vào chiều tối ) Inverter sẽ chuyển sang trạng thái ngủ hoặc ngưng hoạt động.

Rated DC input voltage (Vdcr) : Giá trị điện áp DC của một string tối ưu cho Inverter. Thông thường chúng ta sẽ dựa vào Vmp của tấm pin. Từ đó lựa chọn số lượng tấm pin mắc nối tiếp để đạt được mức điện áp này.

Rated DC input power (Pdcr) : Công suất ngõ vào DC định mức cho inverter.

Number of independent MPPT : Số lượng mạch dò điểm công suất tối đa ( MPPT ) ngõ vào. 

Maximum DC input power for each MPPT (PMPPTmax) : Công suất tối đa cho phép của ngõ vào DC.

DC input voltage range with parallel configuration of MPPT at Pacr : Điện áp định mức ngõ vào khi Inverter hoạt động ở mức công suất ngõ ra AC tối đa .

Maximum DC input current (Idcmax) /for each MPPT (IMPPTmax) : Dòng điện tối đa ngõ vào trên mỗi MPPT ( Imp của string ).

Maximum input short circuit current for each MPPT : Dòng ngắn mạch tối đa ngõ vào trên mỗi MPPT ( Isc của string ).

Number of DC input pairs for each MPPT : Số lượng cổng cắm ngõ vào cho mỗi MPPT ( số lượng cặp +/ – ).

DC connection type : loại cổng kết nối của inverter ( giống Jack MC4)



Thông số phía AC của inverter hòa lưới ( Mẫu inverter Uno của ABB )

AC grid connection type : chỉ loại inverter 1/3 pha, giúp bạn lựa chọn inverter phù hợp với lưới điện hiện hữu.

Rated AC power (Pacr@cosφ=1 ): Công suất AC định mức của inverter khi cosφ=1 ( tải thuần trở )

Maximum AC output power (Pacmax @cosφ=1) : Công suất AC tối đa của inverter khi cosφ=1 

Maximum apparent power (Smax) : Dung lượng tải của Inverter ( tính theo VA )

Rated AC grid voltage (Vac,r) : Điện áp định mức của lưới điện

AC voltage range : Dải điện áp AC cho phép hoạt động của Inverter. Nếu điện áp lưới nằm ngoài dải này, inverter sẽ báo lỗi điện áp AC

Maximum AC output current (Iac,max) : Dòng AC tối đa của inverter, giúp bạn lựa chọn dây dẫn, thiết bị đóng cắt bảo vệ AC cho inverter.

Contributory fault current : Dòng sự cố của inverter giúp bạn tính toán thiết bị bảo vệ.

Rated output frequency (fr) : Tần số điện áp lưới mà inverter có thể hoạt động.

Output frequency range (fmin…fmax) : Dãy tần số cho phép của lưới để Inverter hoạt động. Nếu nằm ngoài dãy tần số này, inverter sẽ báo lỗi tần số. 

Nominal power factor and adjustable range : Hệ số công suất và dãy điều chỉnh của Inverter. 

Total current harmonic distortion : Tổng sóng hài do Inverter gây nên ảnh hưởng đến kết quả kiểm định chất lượng hệ thống từ điện lực trước khi quyết định cấp đồng hồ hai chiều cho bạn.

AC connection type : loại chuẩn kết nối AC ngõ ra.

Pro Tips: Bạn không cần phải nhìn và nghiên cứu tất cả các thông số trên khi đọc catalogue, trong quá trình thiết kế lựa chọn thì những thông tin quan trọng sau đây là đủ cho bạn :

  • Công suất inverter
  • Dãy điện áp MPPT
  • Dòng điện tối đa ngõ vào
  • Số MPPT / số ngõ vào trên từng MPPT
  • Số pha, tần số và cấp điện áp AC

Ngoài ra, inverter hòa lưới còn bảo vệ bạn khỏi những rắc rối cực kỳ lớn mà có thể bạn chưa từng nghĩ đến.

 

Những tính năng ẩn bên trong inverter hòa lưới

 

Tính năng Anti – Islanding bảo vệ bạn không phải bóc lịch sau khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới

 

Inverter hòa lưới sẽ tự ngắt ngay sau khi điện lưới mất… Cái gì cơ, bạn có nghe nhầm không nhỉ ?

Không, đó là sự thật phũ phàng…

Bởi vì nếu inverter tiếp tục phát ngược điện lên lưới cực kỳ nguy hiểm cho các nhân viên bảo trì đường dây.

Tệ hơn bạn có thể bóc lịch nếu như gây ra sự cố chết người....

Vấn đề thứ hai mà có thể khiến bạn cân nhắc đó là độ ổn định điện năng cho tải.

Nguyên nhân là do thời tiết tác động cực mạnh đến ánh sáng mặt trời giàn pin nhận được.

Tại thời điểm tải động cơ ( máy giặt , bơm nước… ) hoạt động, nếu một đám mây lơ đễnh trôi qua che mất ánh nắng đến giàn pin khiến điện mặt trời cấp cho bơm bị sụt giảm đáng kể.

Nếu như không có điện lưới bù vào, kết quả bạn nhận được sẽ là làn khói xám ảm đạm và mùi khét lẹt bốc lên từ động cơ… Bởi vì thiếu điện khiến động cơ bị kẹt khi đang hoạt động, đồng thời toàn bộ điện năng sẽ phát nhiệt đốt cháy động cơ của bạn.

Đó là lý do tại sao inverter hòa lưới dừng hoạt động khi điện lưới mất. Không phải vì chúng không phục vụ cho bạn, không phải vì sản phẩm có chất lượng kém. Mà bởi vì nhà sản xuất không muốn bạn gánh chịu những hậu quả còn nghiêm trọng hơn rất… rất nhiều.

Ngoài việc bảo vệ bạn , Inverter hòa lưới còn giúp bạn tối ưu số tiền bán điện từ hệ thống mỗi tháng bằng một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử điện tử của thế giới.

 

MPPT – Gã tối ưu điện năng giàn pin tốt nhất trên thế giới

 

MPPT là mạch điện tử xây dựng trên thuật toán cùng tên với mục đích tối ưu công suất thu được từ giàn pin.

“ Tôi có nghe nhầm không nhỉ ? “ bạn tự hỏi, giàn pin phát ra điện năng thì chỉ cần chuyển đổi sang điện xoay chiều là sử dụng được, tại sao lại cần phải tối ưu nữa cơ chứ ?

Câu hỏi rất hay, câu hỏi này xoáy vào một trong những thứ quan trọng bậc nhất của tấm pin mặt trời.

Đồ thị I-V

 

Theo đồ thị I-V khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin, trong tấm pin xuất hiện điện áp hở mạch ( Voc ). Khi kết nối tấm pin với thiết bị (Inverter, bộ sạc) điện áp và dòng điện trên tấm pin sẽ thay đổi. Tất nhiên bạn luôn muốn thu được nhiều điện năng nhất từ tấm pin.

Điện năng là tích giữa điện áp và dòng điện. Bởi vậy để giá trị điện năng thu được lớn nhất, ok điện áp và dòng điện phải nằm ở giá trị tối ưu nhất.

Và mạch MPPT giải quyết vấn đề trên bằng cách nhận diện được giá trị điện áp và dòng điện tối ưu và giữ giàn pin hoạt động tại điểm công suất tối đa. Đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ và bức xạ môi truồng thay đổi liên tục. Trên đồ thị tấm pin điểm ấy được gọi là điểm MPP.

 

Theo hình phía trên bạn có thể thấy được diện tích màu đỏ trên đồ thị I-V tại điểm MPP là lớn nhất, hay công suất thu được là tuyệt vời nhất.

Xem thêm :  được sử dụng cho inverter hiện nay

Mỗi inverter có ít nhất một mạch MPPT hỗ trợ 1-2 cổng vào ( cổng kết nối với string tấm pin )  được thể hiện trong catalogue sản phẩm. 

Và tiếp theo đây, chúng ta cùng khám phá những trường hợp mà có thể bạn chưa bao giờ nghĩ đến.

 

Hiệu năng của MPPT khi giàn pin mặt trời bị che bóng

 

MPPT không thể giúp tấm pin che bóng khôi phục lại hiệu suất

Bạn biết rằng che bóng khiến giàn pin bị duy giảm hiệu suất phát điện. Khi có một tấm pin trên string bị đổ bóng Diode bypass trên tấm pin đó sẽ hoạt động tách các dãy cell bị che bóng ra khỏi tấm pin đó. Quá trình này giúp giảm nguy cơ gây ra điểm nóng ( Hotspot ) tại vị trí tấm pin bị che bóng.

 

Tìm hiểu thêm về Hotspot tại bài viết sau :

Chỉ một chiếc lá nhỏ rơi trên tấm pin của bạn sẽ khiến tấm pin bị phát nhiệt ngay tại điểm đó nếu không có Diode Bypass. Tệ hơn nhiệt độ phá hủy cell hoặc nứt gãy kính cường lực của tấm pin mặt trời. 

 

Hiệu năng của MPPT khi kết nối với string có các tấm pin nằm ở hai hướng khác nhau ?

 

Hai hướng khác nhau có lượng bức xạ khác nhau tại cùng một thời điểm trong ngày.  Vì thế string có các tấm pin đặt hai hướng khác nhau bị giảm công suất phát điện. Ở trường hợp này MPPT không thể cải thiện hiệu suất của string.

 

Hiệu năng của MPPT khi kết nối với hai string nằm ở hai hướng khác nhau

 

Hai string khác hướng có lượng bức xạ khác nhau tại cùng một thời điểm trong ngày. Dẫn đến đồ thị I-V của hai dàn pin khác nhau do đó mạch MPPT không thể tối ưu đồng thời hai đồ thị cùng một lúc. Lúc này hiệu suất thu được từ hệ thống bị suy giảm.

 

Hiệu năng của MPPT khi kết nối với hai string có số lượng tấm pin khác nhau

 

Tương tự do đồ thị I-V khác nhau khiến MPPT không thể tối ưu và giảm hiệu suất thu được từ giàn pin. Trường hợp số lượng tấm pin chênh lệch nhau không quá lớn (  từ 1 cho tới 2 tấm pin )  thì bạn có thể đấu nối để hệ thống hoạt động. Trong trường hợp số lượng tấm pin chênh lệch quá lớn hiệu suất sẽ tụt dốc không phanh khi hệ thống hoạt động.

Và để giúp bạn đo lường được hiệu quả của hệ thống, Inverter tích hợp khả năng giám sát từ xa, một trong những điểm tuyệt vời từ thời đại 4.0.

 

Giám sát từ xa – cầu nối giúp bạn đo lường hiệu quả hệ thống điện mặt trời

 

 

Các thông số hiển thị giúp bạn nắm trong tay hoạt động của hệ thống điện mặt trời :

  • Điện áp DC/AC
  • Dòng điện DC/AC
  • Công suất phát điện hiện tại của hệ thống
  • Trạng thái hoạt động
  • Điện năng hệ thống tạo ra trong ngày/tháng/năm
  • Lợi nhuận thu được dự kiến trong ngày/tháng/năm
  • Cảnh báo lỗi

Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên internet và thể hiện trên phần mềm giám sát ( máy tính / điện thoại ).

Bạn muốn biết hệ thống đang phát bao nhiêu kWP – chỉ cần mở ứng dụng và bạn có ngay câu trả lời.

Hệ thống gặp sự cố ? bạn nhận được ngay thông báo và liên hệ với đơn vị bảo hành để xử lý.

Bạn muốn biết tổng thu nhập từ điện mặt trời trong tháng này ? phần mềm thống kê và tính toán giúp bạn.

Thật tuyệt phải không nào ! khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, bạn trở thành ông chủ của một đội ngũ nhân viên luôn cống hiến đến hơi thở cuối cùng vì bạn. Từng nhân viên làm việc cần mẫn và chăm chỉ không sót một giây phút nào.

Và như công việc thực tế, bạn muốn tạo ra môi trường tốt nhất để các nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình. 

Với inverter hòa lưới, môi trường đó là... 

 

Điều mà không nhiều người nói cho bạn về hiệu quả hoạt động của inverter

 

Để Inverter hoạt động hiệu quả bạn lắp đặt Inverter theo tiêu chí tối ưu hiệu suất hoạt động.  

Câu hỏi là chúng bao gồm những gì nhỉ ?

Đó không chỉ là lắp Inverter chắc chắn trên tường hay trên giàn khung, đấu nối Inverter chuẩn. Mà tất cả đều quy về một điểm quan trọng nhất đó là

Nhiệt độ hoạt động của Inverter

Khi hoạt động Inverter sinh ra lượng nhiệt rất lớn và ảnh hưởng đến hiệu suất chuyển đổi điện năng bên trong Inverter.  

Vì vậy mấu chốt là bạn lắp đặt Inverter sao cho nhiệt độ hoạt động của Inverter được giảm xuống mức thấp nhất.  

Điều này được đảm bảo bằng khoảng cách giữa Inverter và vật thể xung quanh, khu vực lắp đặt và cách lắp đặt Inverter.

 

 

Khoảng cách giữa Inverter và các vật thể xung quanh

Khoảng này được quy định trong hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Lắp đặt theo khoảng cách này là bạn đang giúp cho Inverter có khả năng thoát nhiệt tốt hơn, hoạt động tốt hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho bạn.  Đương nhiên, khi vi phạm khoảng cách là khi bạn làm ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của inverter.

 

Khu vực lắp đặt

Bạn muốn Inverter phát huy 100% khả năng của mình, hệ thống hoạt động hiệu quả. Vì vậy bạn chọn các khu vực thoáng gió, không gian rộng rãi để lắp đặt Inverter, tránh khu vực có ánh nắng mặt trời chiếu xuyên suốt trong ngày.  Tại sao vậy nhỉ ? Vì ánh sáng mặt trời khiến màn hình hiển thị trên Inverter nhanh chóng bị lão hóa, làm tăng nhiệt độ bên trong Inverter và giảm nhanh tuổi thọ hoạt động của inverter theo thời gian.

 

 

Cách lắp đặt Inverter 

Inverter thoát nhiệt tốt nhất khi lắp đặt thẳng theo chiều dọc, tránh đặt nghiêng hoặc nằm ngang.  Tại sao vậy nhỉ ?  Bởi vì cơ chế thoát nhiệt của Inverter sẽ hoạt động tốt nhất khi Inverter lắp đặt theo chiều dọc.

 

Và sau khi lắp đặt inverter có lẽ bạn sẽ tự hỏi rằng

 

Điều gì sẽ xảy ra khi công suất dàn pin lớn hơn công suất Inverter ?

 

Inverter sẽ bị cháy nổ ?

Inverter sẽ dừng hoạt động ?

Hay dàn pin của bạn sẽ bị hư hỏng mãi mãi ?

 

Tất cả những điều trên nghe thật sự hợp lý. Nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại

Trên thực tế Inverter sẽ tự động điều chỉnh điểm công suất MPPT xuống mức thấp hơn,  điều này giúp Inverter không bị quá tải.  Bên cạnh đó tấm pin và Inverter hoàn toàn không bị bốc cháy, hư hỏng hay ngưng hoạt động như bạn vẫn nghĩ.

Tuy nhiên bạn bị thất thoát công suất bởi vì công suất giàn pin không hoạt động tại điểm MPPT tối ưu. 

Nhưng có trường hợp ngay cả MPPT cũng không thể giúp hệ thống hoạt động hiệu quả đó là

 

Quá áp AC trên Inverter Hòa lưới

Bạn háo thức với hệ thống điện mặt trời vừa lắp đặt trên mái nhà. Bạn mân mê và xem từng chi tiết trên hệ thống, nghĩ đến hóa đơn tiền điện được cắt giảm về số tiền bán điện chạy vào tài khoản ngân hàng mỗi tháng. Thật tuyệt phải không nào. 

Cho đến thời điểm kỹ thuật viên bật hệ thống lần đầu tiên, Inverter ầm ì bắt đầu hoạt động. Bạn thấy công suất phát đang chầm chậm tăng lên... và vài phút sau thế quái nào Inverter lại báo điện áp AC quá cao và dừng hoạt động… Bạn khởi động lại với hy vọng mọi chuyện hoàn toàn ổn, chỉ là một sai sót nhỏ thôi mà, nhưng nó lại diễn ra thêm một lần nữa, một vài lần nữa và mãi mãi…

“Khu vực heo hút xa xôi này điện lưới sẽ thấp chứ làm sao lại cao như thế này được ?” Bạn nghĩ bụng

Nhưng sự thật...

Chính do điện lưới thấp đã dẫn tới Inverter bị quá áp. 

Điện lưới thấp do sụt áp trên đường dây lớn khi sử dụng các thiết bị công suất lớn như máy bơm, thường xảy ra tại các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa.  Khi Inverter hoạt động,  nhất là vào buổi trưa thời điểm mà bạn sử dụng ít tải.  Lúc này lượng điện mặt trời tạo ra còn dư sẽ trả ngược ra lưới. 

Bởi vì sụt áp trên đường dây tương đối lớn,  dẫn đến Inverter phải tăng điện áp để có thể đẩy dòng điện ra lưới.  Khi điện áp tăng vượt quá giới hạn cho phép, Inverter sẽ báo lỗi quá điện áp AC.

Vậy trong trường hợp này bạn sẽ làm thế nào nhỉ ?

Để khắc phục tình trạng này chúng ta có những cách như sau:

  • Thay thế đường dây cấp điện từ lưới điện cho ngôi nhà của bạn.
  • Kiểm tra lại các mối nối tại đường dây AC,  nhất là các mối nối giữa dây đồng và dây nhôm.
  • Sử dụng ổn áp ( Kiểm tra tính năng chống dòng trả ngược của ổn áp trước khi sử dụng, đa số các loại ổn áp hiện nay sẽ bị sập nguồn khi Inverter trả ngược công suất ra lưới ).

Đọc thêm: Bài viết  sẽ giúp bạn hiểu thấu đáo và toàn diện về lỗi này.

 

Lỗi thường gặp trên Inverter và cách xử lý

 

 

Sau đây chúng ta cùng lướt qua một vài vấn đề thường gặp trên inverter. Chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn về inverter và cách khắc phục trong trường hợp bạn là người bảo trì hệ thống.

 

1.Lỗi lưới AC

Điện áp hoặc trở kháng của lưới tại điểm hòa lưới quá cao do đó Inverter dừng hoạt động

Hướng dẫn kiểm tra : dùng đồng hồ kiểm tra điện áp tại điểm hòa lưới có nằm trong giới hạn cho phép của Inverter.  Nếu điện áp vượt khỏi dãy giới hạn hãy liên hệ với điện lực để điều chỉnh lại điện áp.

 

2.Lỗi tần số

Tần số của lưới không nằm trong giới hạn cho phép của Inverter.  Do đó Inverter dừng hoạt động.

Hướng dẫn khắc phục:  kiểm tra tần số của lưới và tần suất xảy ra hiện tượng trên.  sau đó liên hệ với điện lực để được hỗ trợ.

 

3.Lỗi nối đất

Hướng dẫn khắc phục : Inverter chưa được tiếp địa, kiểm tra dây PE kết nối với Inverter.

 

4.Lỗi cách điện

Inverter phát hiện sự cố chạm đất từ giàn pin mặt trời

Hướng dẫn khắc phục: Dừng hệ thống và kiểm tra lại hệ thống dây dẫn trên giàn pin.

 

Những câu hỏi thường gặp ( FAQ )

 

 

Chọn công suất Inverter hòa lưới như thế nào là tốt nhất ?

 

Inverter hoạt động tối ưu nhất khi giá trị công suất bằng 0.8 lần công suất của giàn pin.  Tại sao không phải là bằng nhau nhỉ ?  Tại sao giá trị công suất của Inverter lại nhỏ hơn giàn pin.

Bởi vì công suất hoạt động thực tế của giàn pin mặt trời chỉ khoảng 80% giá trị trong catalog ( VD: tấm pin 100W sẽ đạt ngưỡng công suất tối đa là 80W trong thực tế ).  Do đó việc chọn công suất Inverter thấp hơn sẽ giúp tăng hiệu suất hoạt động ( Inverter hoạt động đầy tải, sáng khởi động sớm và chiều tối ngưng hoạt động trễ hơn ), giảm giá thành đầu tư inverter. 

 

Bao nhiêu tấm pin để Inverter Hòa lưới có thể hoạt động ?

 

Số lượng tấm pin kết nối với inverter cần tạo ra điện áp tổng trên 1 string lớn hơn giá trị điện áp khởi động của Inverter.  Giá trị này được nêu rõ trong catalog của Inverter.

Tuy nhiên khi Inverter hoạt động ở ngưỡng này hiệu suất chuyển đổi kém, các linh kiện cần hoạt động nhiều hơn để tạo ra mức điện áp cao cho quá trình chuyển đổi DC sang AC.  do đó Inverter sẽ suy giảm tuổi thọ nhanh hơn. Ngoài ra inverter của bạn sẽ thức trễ hơn vào buổi sáng và ngủ sớm hơn vào buổi tối.

Chắc chắn bạn không muốn có một nhân viên lười biếng như vậy phải không nào.

 

Inverter Hòa lưới của hãng nào đáng tin cậy ?

 

Chính sách bảo hành và phản hồi từ người sử dụng là mấu chốt giúp bạn chọn được Inverter hòa lưới phù hợp.  Vì vậy chọn các nhãn hàng theo các tiêu chí đem lại sự an tâm cho bạn :

  • Nằm trong hạn mức đầu tư của bạn
  • Có chính sách bảo hành sau bán hàng tốt 
  • Phản hồi tích cực từ những người sử dụng trước đó

 

Inverter Hòa lưới được bảo hành như thế nào ?

 

Thông thường Inverter Hòa lưới được bảo hành vật lý 5 năm.  Ngoài ra nhà cung cấp hỗ trợ mua thêm các gói bảo hành bổ sung. Nếu có đơn vị bảo hành nhỏ hơn 5 năm bạn nên cân nhắc trước khi mua sản phẩm của hãng đó.

 

Inverter hòa lưới có bảo hành hiệu suất giống tấm pin mặt trời hay không ?

 

Nhà sản xuất không bảo hành hiệu suất của Inverter như tấm pin mặt trời. Bởi vì đây là giá trị khấu hao trong quá trình hoạt động của Inverter và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau. Điều này giống như nhà sản xuất không bao giờ bảo hành hiệu năng động cơ cho chiếc xe máy yêu dấu của bạn. 

 

Lưu ý khi chọn mua Inverter Hòa lưới ?

 

Chọn mua Inverter hòa lưới công nghệ MPPT và điện áp AC chuẩn sin thay cho dòng Inverter công nghệ PWM và điện áp AC sin mô phỏng.  Bởi vì công nghệ PWM có hiệu suất chuyển đổi thấp hơn công nghệ MPPT.  

Ngoài ra công nghệ PWM yêu cầu điện áp giàn pin đạt giá trị nhất định ( không phải là dải điện áp như công nghệ MPPT )  

Bên cạnh đó điện áp AC sóng sin mô phỏng tạo ra từ inverter PWM ảnh hưởng đến tuổi thọ các thiết bị điện tử vì chúng chứa nhiều sóng hài. Điều này giống như bạn uống nước không được lọc bỏ các tạp chất và kim loại nặng, chúng sẽ âm thầm phá hủy cơ thể bạn để khi bạn nhận ra thì mọi chuyện đã muộn màng.

 

Sai lầm thường gặp khi mua Inverter Hòa lưới ?

 

Inverter giá rẻ là con dao hai lưỡi, bởi vì hệ thống điện mặt trời là món đầu tư lâu dài có tuổi thọ trung bình từ 20 tới 25 năm.  Do đó chất lượng inverter ảnh hưởng cực kỳ lớn đến hiệu quả điện năng thu được. Ngoài ra inverter chất lượng kém tăng chi phí bảo trì bảo hành trong thời gian hệ thống hoạt động. 

Bên cạnh đó trong thời gian bảo hành bảo trì, hệ thống ngừng hoạt động làm lãng phí lượng điện mặt trời mà bạn đáng nhận được.

Thật tệ phải không nào, bạn là người thông minh, bạn lựa chọn thấu đáo và sáng suốt trước mọi việc. Đó là lý do bạn sẽ cân nhắc lợi hại trước khi mua các sản phẩm giá rẻ trên thị trường điện mặt trời bùng nổ như hiện nay.

 

Bạn đã sẵn sàng cho một tương lai điện mặt trời đen tối tại Việt Nam ?

 

Bạn từng vất vả trong các buổi hội thảo đề hiểu về inverter hòa lưới. Bạn vùng vẫy giữa những làn sóng của thị trường điện mặt trời. Nơi mà inverter đang trở thành tâm điểm, nơi mà bạn muốn có được kiến thức để lựa chọn và tạo nên hệ thống điện mặt trời hiệu quả nhất.

Một số người tự mình lượm nhặt kinh nghiệm trải qua đau thương và rút ra những bài học, họ nhận những hậu quả cay đắng, chua xót trước khi có được kiến thức. Họ phải bán đi thời gian và công sức, rất nhiều tiền bạc để mua được kinh nghiệm.

Nhưng đó không phải là bạn.

Bạn của tôi, bạn đã có bài viết này, bài viết mà chúng tôi ước gì có người đưa cho chúng tôi trong quá khứ để tránh những trải nghiệm tệ hại. Bạn đang nắm trong tay kim chỉ nam giúp bạn tự tin bước tới trên con đường chinh phục điện mặt trời. Bạn mạnh mẽ nêu quan điểm trước nhà cung cấp, khiến khách hàng tin tưởng bạn tuyệt đối, mọi đồng nghiệp và đối tác say đắm, nuốt từng chữ phát ra từ cổ họng của bạn.

Đó là khi bạn trở thành phiên bản tốt nhất của mình.

Ngày hôm nay có thể khó khăn, ngày mai thậm chí còn khó khăn gấp trăm lần. Nhưng nếu bạn vẫn đang tiến bước và không ngừng học tập thì ngày kia ánh mặt trời sẽ tỏa sáng trên khuôn mặt và cuộc đời của bạn. 

 

CHAT FANPAGE
Zalo